Skip Ribbon Commands
Skip to main content

 

Ngôn ngữ: Việt Nam | English
 
Website Hữu ích
Công nghệ sinh họcThứ 2, Ngày 20/12/2010, 16:05

Lời chào từ Hội nghị AEMI (Cape Town, South Africa) 2010

Lời chào từ Hội nghị AEMI (Cape Town, South Africa) 2010 (20/12/2010)

 
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thái, Bộ phận Công nghệ sinh học,
Khu công nghệ cao TP.HCM, Việt Nam.

Xây dựng nền y tế tự chủ tại các nước đang phát triển

(Bài viết đăng trên tạp chí mạng - Online - Truyền thông khoa học & công nghệ)

Hợp tác nghiên cứu để giảm giá thuốc, phục vụ người nghèo
(Bài viết đăng trên tạp chí Báo Đất Việt Online)

Thân gửi Quý Bạn,

Thân gửi lời chào quý bạn từ Nam Phi, quê hương của Nelson Mandela, người Cha già và cũng là biểu tượng tự do, độc lập của lục địa Châu Phi. Cũng với đà tiến triển khoa học, thế giới đã có những đầu tư rất lớn lao cho các nghiên cứu y tế, thuốc men và đã có những thành tựu đáng kể từ việc tìm kiếm thuốc trị hữu hiệu cho bệnh ung thư, đến các thuốc trụ sinh mới. Tuy nhiên, chỉ có 10% các thành quả này được phân chia tới các nước kém phát triển mà phần lớn ở lục địa Phi và Á Châu, đặc biệt những nước này chiếm đến 90% tỷ lệ bệnh tật của thế giới. Ngược lại, những nước phát triển ở Mỹ và Âu Châu được thừa hưởng 90% những thành quả khoa học với tỷ l65 chỉ có 10% bệnh tật! Quan trọng hơn, các thuốc cần thiết cho bệnh thường xảy ra và hiểm nghèo ở vùng Á và Phi Châu như sốt rét, lao kháng thuốc, Dengue, Leishmaniasis, Chagas và African trypanosoniasis rất ít được lưu tâm hoặc bị lãng quên bởi những trung tâm dược phẩm quốc tế.


Nelson Mandela, người Cha già và cũng là thần tượng tự do của Nam Phi
Đã có nhiều cá nhân và phong trào trên thế giới, đặc biệt là ở Á và Phi Châu trong những năm qua đã cảnh giác và thu được những kết quả tích cực mang lại sự thay đổi đáp ứng nhu cầu y tế cho những bệnh nhân cho mọi tầng lớp của xã hội của vùng. Hội nghị AEMI (Access to Medicine Initiative) 2010 đã được tổ chức ở Cape Town, thủ đô Nam Phi với mục đích bàn thảo những định hướng, kế hoạch y tế mang lại sự công bằng và quyền lợi y tế thiết thực hơn cho những nước đang phát triển. Một số thông tin về các phương thức và thành tựu ở các nước này được biết như sau:

Brasil là nước bị tàn phá nặng nề nhất vì bệnh AIDS ở những năm 1990. Cũng trong thời kỳ này đã có những thành tựu quan trọng cho một số thuốc trị AIDS của các hãng dược quốc tế gồm: Zidovudine (hay AZT), Nelfinavir (do Roche), Efavirenz (do Merk Sharp&Dohme). Tuy nhiên, vì cơ chế bảo vệ chặt chẽ bằng sáng chế (patent) và giá thuốc rất cao, đa số bệnh nhân AIDS của Brasil cũng như ở những nước có nền kinh tế thấp đềi không có khả năng trị liệu và tỷ lệ tử vong rất cao. Để đáp ứng, chính phủ Brasil đã mạnh dạn cho các hãng dược quốc doanh sản xuất những loại thuốc chống siêu vi HIV và đồng thời gây áp lực giảm giá thuốc của các hãng dược nước ngoài. Dưới áp lực sản xuất ồ ạt ở Brasil và chuyển giao công nghệ sản xuất chống AIDS tới các nước ở Châu Phi, các hãng dược quốc tế đã phải giảm giá từ 50% đến 90%. Dr. Eloan Pinherio, Giám đốc hãng dược quốc gia Brasil Far-Manguinhos cũng là một thành viên của AEMI, đã chia sẽ những kinh nghiệm quý giá trong kế hoạch khắc phục sự kiểm soát của các hãng dược phẩm quốc tế ở Brasil để mang lại lợi ích trị liệu cần thiết cho người dân Brasil.

Ở Châu Á, Thái Lan là nước cùng số phận bị AIDS hoành hành. Theo kinh tế thị trường, Chính Phủ Thái Lan rất tôn trọng bản quyền bằng sáng chế (patent) của các hãng dược phẩm trong và ngoài nước. Hậu quả là chỉ có một số rất ít những nạn nhân AIDS có khả năng mua thuốc trị HIV, số đông đảo dân Thái là thành phần có lợi tức thấp nên số tử vong vì AIDS của Thái Lan rất cao. Một phong trào đã được phát động yêu cầu sự can thiệp của Chính phủ nhằm giảm giá thuốc chống siêu vi rút HIV của các hãng dược phẩm nước ngoài. Ngoài ra họ đề nghị Chính phủ có những đảm bảo y tế cho dân chúng đặc biệt đối với các bệnh hiểm nghèo như AIDS, tiểu đường, huyết áp, v.v.... Trong tiến trình này, Krisana Kraisintu, cựu Giám đốc của chương trình dược phẩm quốc gia Thái Lan, đã nhanh chóng chế tạo các thuốc chống AIDStung ra thị trường và được sự ủng hộ lớn lao của dân Thái cũng như của nhiều nước trong vùng đang cần một giải pháp tương đương. Thành công này đã dẫn đến sự chấp nhận của Chính phủ cho chương trình y tế bảo vệ cho mọi người dân Thái và việc sản xuất các thuốc có khả năng chống lại những dịch tể nguy hiểm như AIDS . Và thực tế, phong trào dành quyền y tế lý luận rằng nếu mỗi người bệnh đều có thể sử dụng thuốc được với giá thấp thì thị trường tiêu thụ sẽ lớn hơn và lợi tức của các hãng kinh doanh dược phẩm vẫn được đảm bảo. Krisana đi xa hơn nữa với nhận định rằng những dược phẩm trọng yếu như thuốc trị HIV, sốt rét, lao cần phải được sản xuất tự do ở các nước Phi châu để ngăn chặn làn sóng tử thần của các bệnh này. Krisana đã liên hệ với những hội đoàn quốc tế và đi đến rất nhiều nước ở vùng Tây Bắc Phi châu gồm Congo, Ethiopy, Tanzia, Bernin, Sengal, Kewil, Mali, Zambia. Krisana rất nhiều khi phải đối diện với hoàn cảnh hiểm nghèo của bệnh tật và nội chiến ở Phi châu để lập phòng thí nghiệm bào chế những dược phẩm cần bán như AZT, Nelfinavir để chống AIDS hoặc Artesunate kết hợp với quinine cho bệnh nhân sốt rét. Qua những công tác và hy sinh của Krisanam, chúng ta thấy những công trình tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện có đóng góp rất ít ỏi cho các nước chậm tiến, và đã có quá nhiều đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất các dược phẩm vì lợi ích kinh tế ở những nước phát triển.

Dr. Eloan Pinheiro (Brazil), Dr. Krisana Kraisintu (Thai Lan) là hai ngôi sao đã đòi được quyền sản xuất thuốc trị AIDS cho Á và Phi châu, và kết quảa này đã giúp giảm thiểu 80% tử vong cho những người mang siêu vi rút HIV vào những năm 1990.

Từ các tổng kết cho thấy nổ lực bảo vệ quyền y tế cho những người nghèo khởi xướng từ Brasil do Dr. Eloan Pinherior, và từ Thái Lan do Dr. Krisana Kraisintu đã giúp giảm thiều 80% số tử vong ở nước họ vì bệnh AIDS ở những năm 1990. Những hy sinh của họ cũng đã tạo được một tiền đề cho các nước kém phát triển làm giảm thiểu sự chi phối của những hãng dược phẩm quốc tế, đặc biệt đối với dược phẩm cho những bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng trên một số lớn quần chúng do các dịch tể gây ra.

Cũng trong chiều hướng đặt trọng tâm tìm kiếm dược phẩm cho các bệnh thường bị các công nghệ Tây phương lãng quên, Ấn Độ quan niệm rằng việc khai triển kỹ thuật và hợp tác khoa học về nghiên cứu dược phẩm là yếu tố trọng yếu; việc hợp tác bao gồm các quốc gia đang phát triển và cả những quốc gia tiến bộ. Một kế hoạch chia sẻ các thông tin khoa học và lâm sàng cần thiết cho các bệnh hiểm nghèo vùng Á và Phi châu đã được Chính phủ và khoa học gia Ấn Độ tiến hành; chương trình được mệnh danh là OSDD (open source drug discovery – Hệ thống mở cho việc tìm kiếm dược phẩm mới). Chương trình này chia sẻ các thông tin khoa học cần bán và ứng dụng cho các bệnh ở vùng Á và Phi châu. Trong bệnh lao, các tin về bộ gen của Mycobacterium tuberculosis, chức năng của gen, và tác dụng của các thuốc trên khuẩn lao này được chọn lọc và tồn trữ. Đặc biệt, các thông tin về nghiên cứu thuốc và bằng sáng chế (patent) liên hệ cũng được kết nạp vào dự liệu của chương trình. Ngoài ra còn có sự kết nối mạng và thông tin của những cơ sở và phòng thí nghiệm trên thế giới nghiên cứu về lao để tạo thành một tập thể hợp tác toàn cầu chia sẻ kết quả nghiên cứu của bệnh lao. Sau chương trình OSDD cho bệnh lao, Ấn Độ dự tính sẽ triển khai tiếp nhiều loại bệnh khác như AIDS, sốt rét và các bệnh ký sinh trùng của vùng nhiệt đới. Chính phủ Ấn Độ đã dành một ngân sách khoảng 49 triệu Mỹ kim để khởi động và kết nạp sự hỗ trợ của Sun Microsystem để điều hành sự phân phối các thông tin của chương trình OSDD. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều thông tin mới mẻ và bổ ích về nghiên cứu thuốc cho các bệnh hiểm nghèo và bị lãng quên của thế giới từ kho dữ liệu dự kiến OSDD này trong tương lai.

Một thế giới đại đồng thu nhỏ của hội nghị AEMI có đủ màu da vàng (VN), da nâu (Ý), da đỏ (Ấn Độ) da trắng (Lithuania), và da đen (Congo).

Ở hội nghị AEMI, chúng tôi cũng rất ấn tượng với kế hoạch nghiên cứu của Columbia, theo đó, cần kết nối các nghiên cứu dược phẩm ở đại học hoặc các trung tâm nghiên cứu với các hãng dược phẩm địa phương hay quốc gia. Lý do là các hãng dược thông thường có nguồn vốn lớn và việc hợp tác sẽ mang đến sự phát triển khoa học cho các trường đại học và lợi tức kinh tế cho các hãng dược phẩm. Vì  lý do nào đó, mô hình này rất ít được thấy ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, trong khi đã có rất nhiều thành công ở Mỹ và Âu châu. Chương trình mở rộng hợp tác đại học và kỹ nghệ của Columbia đặt trọng tâm cho các bệnh về sốt rét do Plasmodium, bệnh sốt xuất huyết Dengue, Herpex simplex, v.v...
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển Biotech Việt Nam với cộng đồng AEMI

Đồng quan điểm với kế hoạch của Án Độ và Columbia, phần trình bày của chúng tôi tại hội nghị này cho chương trình nghiên cứu công nghệ sinh học (biotech) ở Việt Nam nhằm khai triển những kỹ thật có tính ứng dụng cao để tạo những sản phẩm sinh học cho trị liệu các bệnh phổ thông và hiểm nghèo. Việc triển khai công nghệ chuẩn đoán bằng gen và kháng thề, chương trình trị liệu bằng sản phẩm của công nghệ tái tổ hợp gen, kháng thể đơn dòng hoặc dùng tế bào miễn dịch DC, tế bào gốc sẽ có những tác động tích cực và lớn lao cho việc cải tiến y tế ở Việt Nam. Đạt được các mục tiêu khoa học trên trong hoàn cảnh và điều kiện hiện tại của đất nước không chỉ đòi hỏi kiến thức khoa học và kinh nghiệm kỹ thuật mà còn cần sự hợp tác đa phương trong và ngoài nước và sự tham gia tích cực của những hãng dược phẩm nội địa. Với sự khai triển kỹ thuật cao và lợi thế về nhân sự và môi trường bệnh lý, nghiên cứu dược phẩm ở Việt Nam có thể đóng vai trò tích cực trong nỗ lực chung hiện tại ở Á và Phi châu để giải quyết những vấn nạn y tế cho Việt Nam và chia sẻ cho toàn vùng.

Chào thân ái,
 
Thái

Số lượt người xem: 156Bản in Quay lại
Xem theo ngày:

SỐ LƯỢT TRUY CẬP