Skip Ribbon Commands
Skip to main content

 

Ngôn ngữ: Việt Nam | English
 
Website Hữu ích
Cơ khí chính xác - Tự động hóaThứ 4, Ngày 22/04/2009, 08:50

LabVIEW hỗ trợ lập trình bộ vi điều khiển ARM

LabVIEW hỗ trợ lập trình bộ vi điều khiển ARM (22/04/2009)



 

Tại TP.HCM, ngày 30/9/2008, National Instruments (NI) công bố và trình diễn tính năng mô-đun nhúng trong LabVIEW hỗ trợ lập trình bộ vi điều khiển ARM. Mô-đun mới kết hợp nền thiết kế Hệ thống Lưu đồ Ðồ hoạ với Bộ vi diều khiển thông dụng nhất thế giới nhằm đon giản hoá quá trình phát triển hệ thống nhúng.

 

Công ty National Instruments (www.ni.com) công bố mô-đun LabVIEW nhúng cho bộ vi điều khiển ARM hướng vào các dòng vi điều khiển ARM 7, ARM 9 và Cortex-M3. Mô-đun này là sản phẩm đầu tiên của quá trình hợp tác giữa NI và ARM nhằm kết hợp đặc tính lập trình đồ họa trực quan, dễ sử dụng của LabVIEW với sự hiệu quả của bộ vi điều khiển của ARM. 

 

 

 

Ðại diện NI giới thiệu bộ kit phát triển ứng dụng cho bộ vi điều khiển ARM.

Những tính năng mới khác của mô-đun LabVIEW nhúng cho bộ vi điều khiển ARM bao gồm một Project Wizard để tự động cấu trúc, định dạng tổng thể dự án; bộ phận quản lý ngắt giúp đơn giản hoá lập trình điều khiển theo tín hiệu ngắt phần cứng. Bên cạnh phần mềm, NI còn đưa ra giới thiệu các bộ phát triển ứng dụng (kit) gồm bo mạch MCB2370 với một bộ xử lý NXP dòng ARM 7, bo mạch Stellaris LM3S8962 với một bộ xử lý Luminary Micro dòng Cortex-M3.

 

   
Bộ xử lý NXP dòng ARM 7 Bộ xử lý Luminary Micro
dòng Cortex-M3

Mô-đun LabVIEW nhúng cho bộ vi điều khiển ARM có sẵn trình điều khiển (driver) cho phép lập trình bằng đồ hoạ tất cả các thành phần của bộ vi điều khiển ARM bao gồm cả nhập/xuất analog và digital (I/O). Mô-đun này còn có tính năng giả lập trên máy vi tính để người sử dụng có thể phát triển ứng dụng trên máy vi tính mà không cần phần cứng. Các kỹ sư và nhà khoa học còn có thể sử dụng giả lập trên máy vi tính với NI Multisim, phần mềm giả lập SPICE tương tác và phân tích mạch, để giả lập hoàn toàn chuỗi tín hiệu thiết kế.

Khả năng thiết kế dễ dàng và dựa trên đồ hoạ của LabVIEW làm cho phần mềm này trở nên lý tưởng cho các nhà phát triển ít kinh nghiệm lập trình C/C++ phát triển ứng dụng cho bộ xử lý ARM; và đồng thời giúp rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả lập trình cho những nhà phát triển kinh nghiệm. Thông tin về mô-đun LabVIEW nhúng cho bộ vi điều khiển ARM bao gồm video webcasts, bảng dữ liệu chi tiết và bộ bo mạch đánh giá có tại www.ni.com/arm

ARM là nhà cung cấp hàng đầu của các bộ xử lý nhúng 32-bit với tập lệnh RISC, chiếm lĩnh hơn 75% thị phần và có hơn 10 tỷ thiết bị sử dụng ARM đã được bán ra cho tới nay. Sử dụng mô-đun mới này, các kỹ sư và nhà khoa học có thể tạo ứng dụng nhúng trong LabVIEW và triển khai cho hơn 260 loại vi điều khiển được chế tạo dựa trên bản quyền vi xử lý của ARM, sản xuất bởi các công ty bán dẫn gồm Analog Devices, Atmel, Luminary Micro, NXP, Freescale Semiconductor, Intel và Texas Instruments. 

Nhằm quảng bá LabVIEW, NI đã có chương trình phối hợp triển khai với các trường ĐH Việt Nam như Bách Khoa (Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM), ĐHKHTN, ĐH Cần Thơ...

Thành Nhân


Số lượt người xem: 332Bản in Quay lại
Xem theo ngày:

SỐ LƯỢT TRUY CẬP