Skip Ribbon Commands
Skip to main content

 

Ngôn ngữ: Việt Nam | English
 
Website Hữu ích
Thông Tin ChungThứ 3, Ngày 27/03/2018, 09:25

Hội thảo Tế bào gốc: Khả năng kết hợp giữa công nghệ tế bào gốc và y học cổ truyền

(SHTP) - Phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc (TBG) trong y học đang là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhận thức rõ ý nghĩa của công nghệ TBG và xu hướng phát triển trong tương lai, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phê duyệt chương trình Nghiên cứu TBG trong điều trị các bệnh không đáp ứng hoặc đáp ứng kém đối với các biện pháp điều trị, nhằm đưa nghiên cứu TBG trở thành trung tâm của các nghiên cứu về y sinh học...

 

Nhằm giúp cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong Khu Công nghệ cao và các nhóm nghiên cứu TBG tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận với nhiều ứng dụng công nghệ TBG của các nước tiên tiến, đặc việt là công nghệ từ Nhật Bản, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (Ban Quản lý) đã phối hợp cùng TS. Nguyễn Đức Thái (Cố vấn Khoa học, Trường Đại học Y Dược TPHCM) tổ chức Hội thảo với chuyên đề về công nghệ TBG vào ngày 24/02/2018, trong đó GS KEN-ICHI ARAI (là nguời sáng lập mạng lưới Biotech Á châu Thái Bình Dương; Chủ tịch Công nghệ sinh học Nhật Bản; Nguyên Trưởng khoa Y Sinh, Đại học Tokyo) là diễn giả chính. Bài thuyết trình của ông nói về những tiến bộ và giá trị của các thành tựu nghiên cứu từ cloning, đến protein, tế bào, các gene và cơ chế phân tử bệnh lý. Từ đó dẫn đến nhận thức bệnh nhân phải là trung tâm điểm của các giải pháp trị liệu và y tế phục vụ, được biết là giải pháp P4 (gồm predictive, preventive, personalized, participatory - tiên liệu, phòng ngừa, cá thể và tham dự giải quyết triệt để), trong đó trị liệu trúng đích (targeted therapy) và cá thể (personalized medicine) đang phát triển mạnh. Trị liệu gene, TBG và miễn dịch là những định hướng và tiến bộ quan trọng của thế giới. Ngoài ra, ông còn đề cập đến những giới hạn về kiến thức và kỹ thuật khi mang công nghệ này vào Việt Nam ứng dụng.

GS. Arai (chính giữa) cùng nhóm nghiên cứu tế bào gốc tại Hội thảo

Tiếp nối sự kiện về chuyên đề công nghệ TBG, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao đã phối hợp cùng TS. Thái tổ chức Hội thảo với chủ đề "Kết nối tế bào gốc – y học cổ truyền" vào ngày 16/3/2018 với mục tiêu tìm hướng đi mới cho nghiên cứu tế bào gốc qua kết hợp với y học cổ truyền (YHCT). Hội thảo tập trung 3 chuyên đề chính như: “Y học tái tạo, chữa bệnh không dùng hoá chất: Phải chăng giao điểm giữa Y học Phương Đông và Y học Phương Tây tại đỉnh cao mới?" PGS.TS. Phan Toàn Thắng (Trường Đại học Y Khoa YLL Singapore); "Giá trị Y Võ Học Việt Nam và liên kết với tế bào gốc" của TS. Phạm Đình Phong (Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Võ Y học Viêt Nam tại TPHCM); "Trận chiến TBG/FDA Hoa Kỳ- Tìm giải pháp TBG cho Việt Nam" của TS. Nguyễn Đức Thái (Cố vấn Khoa học, Trường Đại học Y Dược TPHCM).

PGS.TS. Phan Toàn Thắng giao lưu với nhóm nghiên cứu tại TPHCM về y học tái tạo, chữa bệnh không dùng hoá chất

TS. Phạm Đình Phong giao lưu với nhóm nghiên cứu tại TPHCM về giá trị y võ học Việt Nam và liên kết với tế bào gốc 

Thuốc YHCT gồm nhiều hợp chất phức tạp, khó đánh giá nên ứng dụng trị liệu không rộng rãi như các thuốc Tây. Tuy nhiên, đã có những nghiên cứu chuyên sâu chứng minh thuốc YHCT có tác động đặc hiệu trên các gene liên quan đến bệnh lý. Các công trình nghiên cứu từ các nhóm nghiên cứu trên thế giới chỉ rõ các cơ chế thuốc YHCT tác dụng trên đường truyền apoptosis diệt tế bào ung bướu và cả TBG ung thư. Đặc biệt, một số những gene này cũng bị tác dụng bởi các thuốc trị liệu trúng đích trị UT dùng trên thị trường hiện nay.

Từ cơ sở này, chúng ta tin tưởng thuốc YHCT ở Việt Nam có thể giúp các trị liệu TBG hiệu quả hơn và nhân rộng ra trong xã hội qua kết hợp các cơ sở YHCT hiên nay. Vấn đề là cần sự phân loại thuốc hơp lý và kết hợp hai phương pháp trị liệu một cách có tổ chức và an toàn, hữu hiệu. Sự kết hợp giữa TBG-YHCT sẽ hứa hẹn đem lại nhiều tiềm năng trong việc nâng cao hiệu quả trong điều trị bệnh.

Phan Anh Thi

 


Số lượt người xem: 212Bản in Quay lại
Xem theo ngày:

SỐ LƯỢT TRUY CẬP