Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Navigate Up
Sign In

 

Ngôn ngữ: Việt Nam | English
 
Website Hữu ích
Công nghệ sinh họcThứ 3, Ngày 28/12/2010, 16:10

Phản hồi về bài viết "Thuốc rẻ cho người nghèo"

Phản hồi về bài viết "Thuốc rẻ cho người nghèo" (28/12/2010)
 

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thái - Bộ phận Công nghệ sinh học,
Khu công nghệ cao TP.HCM, Việt Nam
Quyền sản xuất thuốc cho các bệnh hiểm nghèo rất đáng được đề cập tại thời điểm này. Như đã nói, ở những năm 1990 khi dịch AIDS hoành hành thì Brazil và Thái Lan là những nước đi tiên phong chống lại sự độc tôn bản quyền về thuốc trị AIDS. Tiếng nói công lý của Eloan Pinheiro (cho Brazil) và Krisana Kraisintu (cho Thái Lan) đã được thế giới lắng nghe và ủng hộ. Họ đã phá được rào cản bản quyền để cứu những nạn nhân AIDS. Tiếp theo đó, nhiều nước khác được thừa hưởng thành quả này như trường hợp của Malaysia, Zimbawa mà Nguyên đề cập.

TS Hồ Nhân và NanoGen Biotech, Việt Nam

Tuy nhiên, trong tranh chấp hiện nay giữa Roche và NanoGen, chiến lược này có thể dùng để ủng hộ NanoGen được không? Tôi thiết nghĩ giải pháp này là con dao hai lưỡi và sẽ không hoàn toàn lợi cho NanoGen và nới rộng hơn là Việt Nam. Chính phủ có thể ủng hộ NanoGen thắng cuộc qua thực hiện chính sách giá thuốc rẻ để phục vụ bệnh hiểm nghèo do siêu vi gan đang hoành hành ở Việt Nam, mà đại đa số tầng lớp bình dân là nạn nhân. Thế nhưng dư luận thế giới sẽ cho rằng đây là lý do giả tạo để cạnh tranh và cướp bản quyền của Roche, và dù họ có chấp nhận nhu cầu bệnh lý xã hội Việt Nam cho NanoGen sản xuất interferon thì thế giới sẽ đánh giá thị trường đầu tư thuốc ở Việt Nam rất thấp vì nhiều bất trắc bà thử thách. Như vậy, uy tín của NanoGen sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và Việt Nam cũng không có lợi về mặt kêu gọi đầu tư.

Chúng ta cần những giải pháp tích cực hơn cho vấn đề của Roche và NanoGen. Theo tin của Tiến sỹ Hồ Nhân vừa chia sẻ trên diễn đàn này thì NanoGen hoàn toàn tự chủ trong kỹ thuật tạo PegNano interferon mà không dùng phương pháp của Roche. Nếu vậy, chúng ta cần khai triển dự kiến khoa học này thành một lợi thế để chứng minh rằng NanoGen là một cơ sở kỹ thuật cao và có thể độc lập sản xuất những dược phẩm sinh học đặc thù khác với sản phẩm của Roche và của sản phẩm interferon được sản xuất từ những nước khác trên thế giới. Thông tin về tổ chức và cơ sở nghiên cứu với tiêu chuẩn quốc tế WHO-GMP cũng cần được cho phổ biến rộng rãi để thế giới hiểu rằng Việt nam đã đạt được trình độ kỹ thuật cần thiết của Công nghệ sinh học trong chu trình sản xuất các sản phẩm sinh học làm thuốc đặc trị.

Nếu NanoGen có thể phủ nhận được những phản kháng về xâm phạm bản quyền của Roche bằng cơ sở và dữ kiện khoa học đặc thù của PegNano interferon thì đây sẽ là một chiến thắng mang lại vẻ vang lớn cho NanoGen và Việt Nam. Đó sẽ là một thông điệp cho các hãng đầu tư nước ngoài hiểu rằng Việt Nam là một môi trường đầu tư có nhu cầu cao và có sự cạnh tranh lành mạnh như các nước tiến bộ khác vì dựa trên cơ sở khoa học kỹ thuật. Một hậu quả có thể dự đoán là Roche sẽ giảm giá thuốc interferon của mình và có thể NanoGen cũng sẽ có hành động tương tự để tiếp tục cạnh tranh. Như vậy, một số lớn những bệnh nhân ở Việt Nam sẽ được trị liệu bằng thuốc đặc trị interferon quý hiếm này. Hai hãng Roche và NanoGen chắc không thể bị thiệt thòi khi hạ giá vì sẽ có một số lượng lớn bệnh nhân ở Việt Nam có khả năng dùng.

Và thực tế, Roche là một tập đoàn khoa học và kinh tế khổng lồ với sức mạnh phù thủy (ọ đã mua cả hãng công nghệ sinh học đầu tiên và lớn nhất ở Hoa Kỳ, Genentech!). Chính phủ cần tận dụng mọi lý do chính đáng của NanoGen và cộng đồng khoa học Việt Nam cần sát cánh yểm trợ NanoGen trong cuộc đấu không cân bằng về sức lực này. Yếu tố xã hội về nhu cầu trị liệu cho những bệnh nhân Việt Nam chỉ nên được dùng như một áp lực tâm lý chứ không phải là lý do pháp lý để tránh các dư luận tiêu cực về Việt Nam như đã nói trên.

Cầu chúc mọi điều tốt đẹp đến với NanoGen và Việt Nam.


Số lượt người xem: 201Bản in Quay lại
Xem theo ngày:

SỐ LƯỢT TRUY CẬP