ĐỊNH HƯỚNG-KẾ HOẠCH-PHÁT TRIỂN
KẾ HOẠCH
Xây
dựng và phát triển giai đoạn II Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn 5 năm (2013 – 2018) và tầm nhìn đến năm 2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/QĐ-KCNC ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Ban Quản
lý Khu Công nghệ cao)
I. BỐI CẢNH, TÌNH HÌNH.
- Bối cảnh chung: năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2011 –
2015), Khu Công nghệ cao bắt đầu triển
khai giai đoạn II theo kế hoạch của Đề án đầu tư xây dựng giai đoạn II được phê
duyệt- trong điều kiện kinh tế thế giới và nền
kinh tế nước ta vừa trải qua nhiều năm khó khăn (trong đó nhất là năm 2012). Dự
báo kinh tế thế giới biến động phức tạp (một số dự báo khủng hoảng kinh tế thế
giới có thể sẽ tới đỉnh điểm vào năm 2013) và nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục
còn khó khăn. Giai đoạn II Khu Công nghệ cao triển khai trong bối cảnh Khu Công
nghệ cao vừa trải qua 10 năm xây dựng và phát triển-; đồng thời trong điều kiện của thời gian
tới, mục tiêu tổng quát kinh tế của cả nước là tăng cường ổn định kinh tế vĩ
mô, tiếp tục kết hợp thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ với chính sách tài
khoá thắt chặt, thận trọng; Thành phố và cả nước quán triệt, tập trung thực
hiện nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ theo Nghị quyết số
20-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu Khóa XI.
- Thuận
lợi: (1) Khu Công nghệ cao tiếp tục được
Lãnh đạo Thành phố xác định là một công trình trọng điểm và quan tâm chỉ đạo
triển khai để góp phần thực hiện 02 trong 06 chương trình đột phá của Thành phố
theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Khóa IX; (2) Được Đảng và Nhà nước
quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi phương hướng, nhiệm
vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 theo Nghị quyết số 16-NQ/TW
ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị; (3) Bài học kinh nghiệm rút ra được từ
tổng kết đánh giá kết quả 10 năm xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao, từ
kết quả triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn I; (4) Xu
hướng đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước vẫn còn nhiều tiềm năng.
- Khó khăn: (1) Tiếp tục chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, khó khăn về tài chính
của thế giới; (2) Chính sách thắt chặt tài khóa, quản lý chặt chẽ đầu tư công;
(3) Điều kiện ngân sách hạn hẹp, khả năng huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư
hạn chế và ảnh hưởng về giá cả nguyên, nhiên vật liệu biến động.
II. TẦM NHÌN VỀ XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ CAO
Phấn đấu xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao Thành
phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt KCNC) đến năm 2020 trở thành một Trung tâm
công nghệ cao mạnh của Thành phố và cả nước - nơi cung cấp và nuôi dưỡng những
cơ hội sáng tạo khoa học và công nghệ, đóng góp quan trọng để Thành phố trở
thành một trung tâm toàn diện, xứng tầm với các thành phố lớn trong
khu vực Đông Nam Á-.
III. SỨ MỆNH CỦA KHU CÔNG NGHỆ CAO
1. KCNC là nơi thu hút đầu tư và sản xuất công nghiệp
công nghệ cao, phấn đấu góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu phát triển
khoa học công nghệ và sản xuất, phấn đấu nâng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm
ứng dụng công nghệ cao đạt 35% tổng GDP của thành phố đến năm 2020.
2. Xây dựng KCNC trở thành trung tâm đầu tư và phát triển
khoa học công nghệ từng bước trở thành hạt nhân của quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Thành phố từ phát triển theo
chiều rộng, sang phát triển theo chiều sâu và phát triển bền vững, góp phần
nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghệ cao sản xuất tại Thành phố.
3. KCNC là nơi tạo sức lan tỏa, góp phần phát triển công
nghiệp hỗ trợ và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ cho các
ngành sản xuất, khu công nghiệp của Thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam.
IV. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
1. Xây dựng giai đoạn II để hoàn chỉnh KCNC theo quy
hoạch được duyệt, trở thành một khu kinh tế - kỹ thuật đặc biệt:
- Xây dựng giai đoạn II theo kế hoạch, tiến độ đầu tư được
duyệt để KCNC trở thành nơi thu hút vốn đầu tư và sản xuất sản phẩm công nghệ
cao; thu hút công nghệ và nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước góp phần
xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao, nâng cao trình độ công nghệ sản
xuất, gia tăng tỷ lệ nội địa trong sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng
hóa - dịch vụ.
- Tạo môi trường
thuận lợi cho các hoạt động đầu tư: môi trường sống và làm việc hấp dẫn để thu
hút đầu tư nước ngoài và huy động nguồn lực trong nước đầu tư khoa học công
nghệ cao. Trong đó ưu tiên thu hút đầu tư trong và ngoài nước đối với lĩnh vực
ưu tiên-: thông tin và truyền thông, sinh học, cơ điện tử, vật
liệu mới, năng lượng mới; thu hút đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao ưu
tiên và khuyến khích phát triển-.
- Làm chủ sản xuất
và nghiên cứu triển khai ứng dụng hoặc chuyển giao công nghệ đối với các lĩnh
vực ưu tiên và khuyến khích phát triển theo Chương trình quốc gia phát triển
công nghệ cao đến năm 2020- và Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm
2020.
2. Về phát triển khoa
học và công nghệ:
- Xây dựng giai đoạn II để KCNC trở thành một trung tâm
nghiên cứu và phát triển mạnh về công nghệ cao lấy doanh nghiệp làm đối tượng
trung tâm trong hoạt động nghiên cứu – phát triển, đào tạo, ươm tạo công nghệ
cao: gắn kết giữa nghiên cứu - phát triển (R&D), đào tạo, ươm tạo công nghệ
cao với sản xuất và dịch vụ; thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp
và thương mại hóa sản phẩm công nghệ cao; xây dựng năng lực nội sinh nghiên cứu
- phát triển công nghệ cao.
- Tập hợp đội ngũ
tri thức, quy tụ và liên kết các lực lượng nghiên cứu trong và ngoài nước thực
hiện các đề tài nghiên cứu phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.
- Triển khai tổ
chức thực hiện phát triển sản phẩm sản xuất tại KCNC trên cơ sở vận dụng các cơ
chế, chính sách quy định tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ
tướng Chính phủ. Thực hiện sản xuất ở quy mô thử nghiệm, xây dựng và hoàn thiện
quy trình sản xuất, hoàn thiện công nghệ và thương mại hóa sản phẩm, phát triển
thị trường sản phẩm.
- Hợp tác quốc tế
trong nghiên cứu – phát triển, đào tạo, ươm tạo doanh nghiệp: tham gia các
chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học với các nước có trình độ công
nghệ tiên tiến; mời chuyên gia công nghệ cao, người làm công tác nghiên cứu
tham gia tư vấn và hợp tác nghiên cứu, giảng dạy đào tạo. Tham gia các hội,
hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về công nghệ cao.
V. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN II
TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2018 VÀ ĐẾN NĂM 2020
1. Xây dựng hạ tầng:
1.1 Mục tiêu: Đến năm 2013 hoàn thành xây dựng hạ tầng giai đoạn I và
đến năm 2018 cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật của giai đoạn II; đến
năm 2020 hoàn thành toàn bộ kết cấu hạ tầng, các công trình phục vụ quản lý,
điều hành, cảnh quan và hoàn thiện, bổ sung các khu chức năng hoàn chỉnh toàn
bộ KCNC theo quy hoạch được duyệt.
1.2 Nhiệm vụ:
+
Năm 2013:
-
Hoàn thành đường
vành đai đoạn 2, san nền I-4b, I-9, I-10 và khởi công xây dựng đường D6, D1 và
D2 giai đoạn II, cầu Bến Nọc, nhà xưởng xây sẵn cho thuê, nhà lưu trú công nhân,
nhà ở Phú Hữu, các khối nhà tái định cư thuộc phân kỳ 3.
-
Triển khai đầu tư các
dự án còn lại của giai đoạn I (khu C1, mảng xanh Nam Lê Văn Việt), kết hợp lập
quy hoạch điều chỉnh và chuẩn bị đầu tư khu nhà ở 20,17 ha cho người làm việc
trong KCNC.
-
Triển khai chuẩn bị
đầu tư các dự án, hạng mục công trình phía Đông Lã Xuân Oai của giai đoạn II:
san nền E3, E4, E5, E6, I6, I7, I8, K2; các tuyến đường D7, D8, D9, D9a, D10,
D10b, đường song hành, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, cải tạo sông rạch
(ưu tiên sông Chẹt, rạch Ông Bào) và triển khai đầu tư theo các hình thức mới
đối với các khu G: cây xanh G23, G24, G25, G26. Trong đó phấn đấu khởi công các
lô san nền và đường giao thông D7, D8.
-
Khởi công một số dự
án trọng điểm trong Khu Không gian khoa học (Nanogen, Lotus, Viện nghiên cứu
HUTECH,...) và phân khu S-H thuộc giai đoạn I (lập, phê duyệt quy hoạch 1/500)
và thu hút đầu tư vào khu Bảo thuế. Chuẩn bị đầu tư dự án và thu hút đầu tư vào
phân khu T3, T4A, T4B và các lô K3, HT, HC.
+
Năm 2014:
-
Tiếp tục công trình
D1, D2, hoàn thành san nền các lô đất khởi công trong năm 2013 và khởi công các
dự án, hạng mục công trình thuộc phía Ðông đường Lã Xuân Oai và các dự án thuộc
phân khu dịch vụ T3, T4A, T4B đã chuẩn bị đầu tư
năm 2013. Tùy tình hình và điều kiện cụ thể sẽ triển khai các phân khu K3, HT, HC và các dự án hạ tầng kỹ thuật thiết yếu: cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, viễn thông –
Internet (khai thác hết công suất của giai đoạn I) sẽ tổ chức triển khai xây
dựng cụ thể theo tính chất công trình để đảm bảo phù hợp, kết nối đồng bộ, khai
thác ngay gắn với hệ thống giao thông và đảm bảo tiết kiệm, dễ đầu tư và vận
hành, thuận tiện trong quản lý và bàn giao sau này.
-
Chuẩn bị đầu tư các
dự án phía Tây đường Lã Xuân Oai: san nền I11, I12,
I13, I14, I15, I16, I17; giao thông D11, D12, D13, D14, D15, D16, D16b; mảng
xanh G17, G19 và nạo vét, cải tạo sông Vàm Xuồng, rạch Lân; công trình 02 cổng ra
vào và dự án hàng rào; 03 phòng thí nghiệm trọng điểm
và nhà bao che.
-
Thi công xây dựng một số hạng mục, công trình trong khu Bảo
thuế và đầu tư tất cả các dự án, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc phân khu
S-H, Bảo thuế, nhà xưởng xây sẵn cho thuê, nhà lưu trú công nhân và nhà ở cho
người làm việc trong KCNC, nhà ở Phú Hữu theo hình thức huy động vốn đầu tư.
+
Năm 2015:
-
Hoàn thành đường D1,
D2 và các dự án san nền thuộc phía Đông đường Lã Xuân Oai và các dự án thuộc
phân khu dịch vụ T3, T4A, T4B và các lô K3, HT, HC.
-
Khởi công các dự án phía Tây đường Lã Xuân Oai và tất cả dự
án, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc phân khu S-H, Bảo thuế đã chuẩn bị đầu
tư năm 2014.
+ Từ năm 2016 đến năm 2018: thi công hoàn
thành toàn bộ kết cấu hạ tầng, các công trình, hạng mục công trình thuộc giai
đoạn II để hoàn chỉnh Khu Công nghệ cao theo quy hoạch được duyệt.
Nội dung
|
Năm
|
2013
|
2014
|
2015
|
2016
|
2017
|
2018
|
Xây dựng kết cấu hạ tầng
|
|
|
|
|
|
|
- Giai đoạn I
|
Hoàn thành
|
|
|
|
|
|
- Giai đoạn II
|
|
|
|
|
|
|
+Phía Đông
Lã Xuân Oai
|
---------------Hoàn
thành----------------
|
|
|
+Phía Tây Lã Xuân Oai
|
|
|
----------Hoàn
thành---------
|
1.3 Đơn vị thực hiện: Ban quản lý các
dự án Đầu tư – Xây dựng, Công ty TNHH MTV Phát triển Khu Công nghệ cao TP.HCM
và các chủ đầu tư dự án thành phần/dự án đầu tư khu chức năng chịu trách nhiệm
triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo tiến độ. Các phòng: Phòng Kế hoạch,
Phòng Thẩm định dự án và Đấu thầu, Phòng Quản lý Quy hoạch và Xây dựng, Phòng
Quản lý Đất và Môi trường và các đơn vị có liên quan phối hợp, hỗ trợ trong quá
trình triển khai.
2. Về thu
hút đầu tư:
2.1 Mục tiêu, chỉ tiêu chính: Thu hút đầu tư theo tiến độ xây dựng hạ tầng giai đoạn II. Cấp phép khoảng
60 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến 03 tỷ USD.
Thu hút đầu tư đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghệ
cao thuộc lĩnh vực ưu tiên và khuyến khích. Trong đó, chú trọng lĩnh vực công
nghệ: thông tin và truyền thông, vi điện tử, công nghệ sinh học, cơ khí chính
xác, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, năng lượng tái tạo và tập
trung thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư (FDI) có công nghệ tiên tiến,
sản phẩm tạo ra giá trị gia tăng cao góp phần cho chuyển dịch cơ cấu, chuyển
đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố.
Thu hút đầu tư phát triển sản phẩm dịch vụ công nghệ cao.
Trong đó, ưu tiên thu hút các dịch vụ công nghệ cao thúc đẩy phát triển khoa
học – công nghệ và công nghiệp hỗ trợ đáp ứng mục tiêu nội địa hóa khoảng 35% -
45%- về giá trị trong các sản phẩm công nghệ cao.
Thu hút 14 dự án công nghiệp hỗ trợ phục vụ dự án sản
xuất công nghệ cao, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp trong nước tham gia vào
chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng hàm lượng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao do
Việt Nam sản xuất.
2.2 Nhiệm vụ:
- Giai đoạn năm 2013 - 2015: Thu hút đầu tư
theo tiến độ xây dựng hạ tầng, tập trung vào khu vực phía Đông đường Lã Xuân
Oai và khu Dịch vụ, khu Bảo thuế, khu
Hỗ trợ, khu Hậu cần, nhà xưởng xây sẵn cho thuê. Cụ thể đối với phía Đông Lã
Xuân Oai thu hút đầu tư vào các phân khu I6, I7, I8, I9, I10, Khu Không gian
khoa học (E3, E4, E5, E6).
- Thu hút đầu tư vào khu C1; thu hút và phát triển lĩnh
vực công nghệ thông tin – phần mềm, dịch vụ công nghệ cao, thương mại – dịch
vụ,… tạo môi trường sống, làm việc thu hút nhân tài, các tập đoàn dịch vụ công
nghệ cao trong nước, khu vực và thế giới.
- Giai đoạn năm 2016 - 2018: Thu hút đầu tư theo tiến độ xây dựng hạ tầng của khu vực
phía Tây đường Lã Xuân Oai; trong đó tập trung cho các phân lô I11, I12, I13, I14, I15, I16, I17, và tiếp tục đối với khu Nhà ở chuyên gia (ký hiệu S-H), Khu K3.
Đơn
vị tính: triệu USD
Nội dung
|
Năm
|
Tổng cộng
|
2013
|
2014
|
2015
|
1016
|
2017
|
2018
|
Thu hút đầu tư trong/ngoài nước
|
396,2
|
555,8
|
724,8
|
517,7
|
354,6
|
449,7
|
3.000
|
- Phân khu
sản xuất CNC
|
328
|
423,5
|
281
|
444,3
|
236,1
|
287,1
|
2.000
|
+Phía Đông
Lã Xuân Oai -
|
328
|
423,5
|
281
|
|
|
|
1.032,5
|
+Phía Tây
Lã Xuân Oai -
|
|
|
|
444,3
|
236,1
|
287,1
|
967,5
|
- Các phân
khu chức năng khác
|
68,2
|
133,3
|
443,8
|
73,4
|
118,5
|
162,6
|
1.000
|
2.3
Đơn vị thực hiện:
Phòng Xúc tiến đầu tư và Hợp tác quốc tế chủ trì thực hiện. Các Phòng Quản lý
Quy hoạch và Xây dựng, Phòng Quản lý Đất và Môi trường, Phòng Doanh nghiệp và
các đơn vị có liên quan phối hợp, hỗ trợ triển khai.
3. Về quản lý doanh nghiệp:
3.1 Mục tiêu, một số chỉ tiêu chính: Đến năm 2014 giải ngân 90% vốn điều lệ, 60% vốn đầu tư
giai đoạn I. Giai đoạn 2015 – 2020: giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao
đạt 23,3 tỷ USD, lũy kế giá trị xuất khẩu đến năm 2020 đạt 33,2 tỷ USD; lấp đầy
nhà máy sản xuất công nghệ cao và giải ngân 100% vốn đầu tư giai đoạn I; giải
ngân 90% vốn điều lệ, 40% tổng vốn đầu tư của giai đoạn II; tỷ lệ nội địa hóa
đạt từ 35% đến 45% giá trị sản phẩm sản xuất trong KCNC.
3.2 Nhiệm vụ:
- Tăng cường hiệu
lực và hiệu quả quản lý nhà nước của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (viết tắt
BQL KCNC) đối với hoạt động doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ
các doanh nghiệp hoạt động sản xuất.
- Rà soát, kiểm tra
và thực hiện các giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ các dự án triển khai thực hiện vốn
đầu tư đưa vào hoạt động nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng giá trị sản
xuất sản phẩm. Thúc đẩy doanh nghiệp triển khai các hoạt động nghiên cứu, cải
tiến công nghệ đưa vào ứng dụng. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng năng
lực sản xuất.
- Triển khai dịch
vụ “một cửa tại chỗ” cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng phục vụ doanh
nghiệp như: tư vấn, đào tạo, ươm tạo, nghiên cứu và triển khai, quảng bá và
chuyển giao công nghệ, thương mại, kể cả tài chính, v.v… trong đó thúc đẩy việc
hình thành và sớm đưa khu Bảo thuế, Kho ngoại quan hoạt động.
- Thúc đẩy triển
khai các dự án vào khu Hỗ trợ (14,07 ha), khu Hậu cần (5,66 ha), khu Bảo thuế
(51,05 ha). Phối hợp với KCX – KCN thành phố xác định mục tiêu, nhiệm vụ và đề
xuất cơ chế, chính sách đặc thù phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển sản
phẩm công nghệ cao.
- Phát huy hoạt
động của Chi hội doanh nghiệp công nghệ cao. Đến năm 2015, xây dựng hoàn thành
cơ bản các dự án 3,05 ha nhà ở lưu trú công nhân và đến năm 2018 đối với khu
nhà ở chuyên gia 20,17 ha tại phường Long Thạnh Mỹ để phục vụ nhu cầu ở cho
công nhân, người làm việc trong KCNC. Triển khai đồng bộ các dịch vụ (nhà xưởng
xây sẵn cho thuê, xe buýt đưa rước công nhân, y tế, nhà hàng, dịch vụ ngân
hàng, nhà văn hóa công nhân,…) nhằm tạo môi trường đầu tư tốt và điều kiện
thuận lợi cho hoạt động của nhà đầu tư trong KCNC.
Đơn vị tính: tỷ USD
Nội dung
|
|
|
Năm
|
Tổng cộng
|
2013
|
2014
|
2015
|
1016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
1.
Giải ngân vốn đầu tư và lấp đầy các phân khu chức năng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Giai đoạn I
|
lấp đầy và giải ngân 100% vốn đầu
tư
|
|
|
|
|
|
- Giai
đoạn II
|
|
|
------90% vốn điều lệ và 40% đầu tư------
|
|
2.
Giá trị xuất khẩu
|
2,7
|
3,0
|
3,3
|
3,6
|
3,8
|
4,0
|
4,2
|
4,4
|
29,0
|
3.
Giá trị xuất khẩu lũy kế
|
6,89
|
9,89
|
13,2
|
18,8
|
20,6
|
24,6
|
28,8
|
33,2
|
33,2
|
4.
Tỷ lệ nội địa hóa giá trị sản phẩm sản xuất trong KCNC
(%).
|
tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 35% đến 45% giá trị sản phẩm
|
|
3.3 Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Doanh nghiệp chủ trì thực hiện các nội dung liên quan đến
quản lý nhà nước các hoạt động của Doanh nghiệp; Công ty TNHH MTV Phát triển
Khu Công nghệ cao TP.HCM chủ trì thực hiện các loại hình dịch vụ cung cấp và
phục vụ Doanh nghiệp trong KCNC. Các phòng và các đơn vị có liên quan phối hợp,
hỗ trợ triển khai.
4. Về nghiên cứu – phát triển, đào tạo, ươm tạo doanh nghiệp:
4.1 Mục tiêu, chỉ tiêu chính: Hình thành thêm 03 phòng thí nghiệm trọng điểm. Thu hút, huy động 200 tiến
sĩ, thạc sĩ trong và ngoài nước. Đến năm 2020 thu hút và đào tạo khoảng 10.000
kỹ sư và mỗi năm thực hiện ươm tạo mới ít nhất 05 dự án, trong đó tốt nghiệp từ
1-2 doanh nghiệp. Hoàn chỉnh hoạt động hiệu quả các phòng thí nghiệm hiện có và
phát triển theo mô hình hoạt động tự chủ của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
BQL KCNC.
4.2 Nhiệm vụ:
- Đầu tư xây dựng hoàn thành 03 phòng thí nghiệm trọng điểm:
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới; thu hút, huy
động 200 tiến sĩ, thạc sĩ trong và ngoài nước tham gia hoạt động đào tạo, thực hiện công tác nghiên
cứu khoa học tại các phòng thí nghiệm trọng điểm của KCNC, Trung tâm đào tạo
KCNC và làm việc tại các doanh nghiệp trong KCNC.
- Đến năm 2020 thu hút và đào tạo khoảng 10.000 kỹ sư và
những người làm công tác nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu của các dự án sản xuất
sản phẩm công nghệ cao.
- Mỗi năm thực hiện ươm tạo mới ít nhất 05 dự án, tốt
nghiệp từ 1-2 doanh nghiệp. Sản phẩm ươm tạo ứng dụng hiện thực, có khả năng
thương mại hóa và phát triển trên thị trường nội địa.
- Xây dựng và thực hiện Quy chế phối hợp với Đại học Quốc
gia TP.HCM trong nghiên cứu – phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó đặc
biệt về cơ chế sử dụng chung nguồn lực của hai bên (nhân lực, cơ sở vật chất,
môi trường nghiên cứu, đào tạo).
- Khảo sát toàn diện hiện trạng nguồn nhân lực trẻ của
thành phố, xây dựng chiến lược (dự báo nhu cầu, hoạch định bước đi) lấy nhu cầu
nhân lực của các doanh nghiệp trong KCNC làm trung tâm; đến năm 2013 hoàn chỉnh
chương trình đào tạo, bồi dưỡng bổ sung để triển khai thực hiện đáp ứng nhu cầu
nhân lực cho KCNC, kể cả đáp ứng nhu cầu các KCN-KCX của thành phố và khu vực lân
cận.
- Tạo môi trường thuận lợi cho giới trẻ (nhất là sinh
viên của Đại học Quốc gia TP.HCM, thanh niên trẻ của Quận 9, quận Thủ Đức) tiếp
cận tri thức về khoa học công nghệ thông qua các hội thảo chuyên đề về khoa học
công nghệ, về nguồn nhân lực,… do Trung tâm đào tạo, Trung tâm R&D, Vườn
ươm doanh nghiệp tổ chức thực hiện trong KCNC hoặc trên địa bàn thành phố.
- Tăng cường thu hút đầu tư về đào tạo vào Khu Không gian
khoa học, liên kết với Đại học Quốc gia TP.HCM, hợp tác với các Trường đại học
trong và ngoài nước thành lập các Trung tâm nghiên cứu và đào tạo công nghệ
tiên tiến trong Khu Không gian khoa học. Hợp tác đào tạo với các đơn vị đào tạo
có uy tín quốc tế để thực hiện đào tạo chuyên về các ngành công nghệ cao, thực
hiện nghiên cứu, thực tập, đào tạo tại chỗ, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh
nghiệp trên cơ sở sử dụng nguồn lực chung của hai bên (nhân lực, cơ sở vật
chất). Phấn đấu đến 2018 cơ bản đáp ứng nhân lực cho nhu cầu doanh nghiệp công
nghệ cao để đạt mục tiêu xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại, làm chủ và phát
huy năng lực nội sinh.
- Tổ chức nghiên cứu, đến năm 2013 thành lập và đưa vào
hoạt động Công ty Đầu tư phát triển công nghệ cao để đầu tư, tài trợ vốn hiện
thực hóa ý tưởng mới về khoa học công nghệ cao của những cá nhân, tổ chức doanh
nghiệp công nghệ cao hoặc ươm tạo đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển thương
mại hóa và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.
- Hằng năm chủ trì, tổ chức ít nhất 01 hội nghị, hội thảo
khoa học về công nghệ cao tại KCNC và tổ chức triển lãm giới thiệu kết quả
nghiên cứu khoa học ứng dụng, thành tựu sản phẩm mới của doanh nghiệp công nghệ
cao. Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế ở nước ngoài.
- Xây dựng và trong năm 2013 đề xuất ban hành cơ chế đặc
thù và thực hiện thu hút các nhà khoa học, chuyên gia khoa học trong và ngoài
nước, trong đó chú trọng lực lượng Việt kiều đến làm việc tại KCNC hoặc tham
gia chương trình, dự án, đề án nghiên cứu, đào tạo nhân lực khoa học công nghệ
trong KCNC; nghiên cứu, kiến nghị áp dụng cơ chế thuê chuyên gia nước ngoài
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức trong KCNC trích thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa
học và công nghệ tạo
nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Trong
đó, hướng dẫn doanh nghiệp thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và
sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của
doanh nghiệp theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, hướng dẫn của Bộ Tài
chính tại Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011.
4.3 Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý Khoa học chủ trì thực hiện các nội dung liên quan đến quản lý
nhà nước về khoa học và công nghệ trong KCNC. Các đơn vị sự nghiệp Trung tâm
Nghiên cứu và Triển khai, Trung tâm đào tạo, Vườn ươm doanh nghiệp chủ trì thực
hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình. Các phòng, đơn vị
liên quan phối hợp, hỗ trợ.
VI.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về nhân lực:
- Kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước của BQL
KCNC; nâng cao hiệu lực quản lý và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các lĩnh
vực, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về khoa học công nghệ và về môi
trường.
- Kiện toàn tổ
chức, bộ máy các đơn vị trực thuộc BQL KCNC; trong đó đặc biệt chú trọng đối
với 3 đơn vị sự nghiệp Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai, Trung tâm Đào tạo,
Vườn ươm Doanh nghiệp hoạt động hướng đến gắn nghiên cứu – triển khai, đào tạo
với ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ cao và lấy kết quả, hiệu quả làm mục
tiêu và từng bước hướng đến tự chủ tài chính.
- Thành lập Công ty
đầu tư phát triển công nghệ cao.
- Xây dựng và đề
xuất ban hành cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cho cán bộ quản
lý và chuyên gia làm việc trong KCNC hoạt động khoa học công nghệ, thực hiện
nghiên cứu, đào tạo nhân lực chất lượng cao; trong đó đặc biệt là chế độ trả
lương thỏa đáng cho cán bộ quản lý, chuyên gia khoa học thực hiện nghiên cứu
ứng dụng, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
- Xây dựng kế
hoạch, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ
quản lý của BQL KCNC, trong đó chú trọng cán bộ quản lý khoa học công nghệ.
2. Môi trường đầu tư:
- Rà soát và phối hợp, hỗ trợ chính quyền Quận 9 có
phương án xử lý thu hồi dứt điểm diện tích đất còn lại, kèm thực hiện tái định
cư để sẵn sàng về đất cho xây dựng hạ tầng, giao đất cho các nhà đầu tư triển
khai dự án đầu tư công nghệ cao.
- Xây dựng kịp thời, sẵn sàng và đồng bộ kết cấu hạ tầng
phục vụ xúc tiến thu hút đầu tư, hoạt động doanh nghiệp và nâng chuẩn hình ảnh
KCNC là điểm đến thu hút đầu tư đối với khu vực và trên thế giới. Các yếu tố
yêu cầu sẵn sàng đó là đất đã san nền cho thu hút đầu tư theo cam kết, hạ tầng
kỹ thuật thiết yếu: cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, viễn thông, mảng xanh
và kết nối giao thông thuận lợi, thông thoáng với giao thông ngoài bên ngoài
KCNC: xa lộ Hà Nội, đường vành đai ngoài, Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai, Bưng Ông
Thoàn và giao thông khu vực quận 9.
- Cung ứng đầy đủ các dịch vụ đa dạng: nhà xưởng cho
thuê, văn phòng cho thuê, xe đưa rước công nhân, xe điện chạy nội bộ trong
KCNC, dịch vụ bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, các dịch vụ
liên quan đến pháp lý doanh nghiệp, dịch vụ tuyển dụng, cung ứng lao động, y
tế, thu gom nước thải và rác thải, v.v… cùng với ổn định vận hành hạ tầng:
điện, nước, xử lý nước thải, viễn thông.
- Xây dựng các khu nhà ở lưu trú cho công nhân, nhà
chuyên gia, các dịch vụ tiện ích cho nhu cầu sinh hoạt, tạo sân chơi giải trí
lành mạnh sau giờ làm việc như nhà hàng, nhà văn hóa công nhân, khu thể thao,
v.v…
3. Hợp tác – Liên kết
trong nước/ngoài nước:
- Tăng cường thu hút các chuyên gia giỏi của các nước
tiên tiến đến đầu tư hoặc hợp tác, liên kết với KCNC đào tạo cán bộ, bồi dưỡng
công nhân kỹ thuật cao (nhân lực được đào tạo có khả năng tiếp thu và làm chủ
tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành
giỏi, có tác phong công nghiệp, tính tổ chức và kỷ luật); đặc biệt chú trọng
lớp thanh niên trẻ tốt nghiệp đại học là lực lượng kế thừa cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển KCNC.
- Đầu tư xây dựng nâng cấp và bổ sung trang thiết bị phục
vụ yêu cầu đào tạo cho Trung tâm đào tạo hiện hữu để đủ điều kiện thực hiện các
chương trình đào tạo đón đầu, đào tạo bổ sung đáp ứng nhân lực cho doanh nghiệp
công nghệ cao và khu vực lân cận trên địa bàn thành phố.
- Đẩy mạnh hình thức đầu tư hợp tác công – tư (PPP) với
các doanh nghiệp trong/ngoài nước để đầu tư xây dựng mới vào Khu Không gian
khoa học các dự án: Làng Việt kiều, Trung tâm sáng tạo (Innovation Center) và
một số cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao
liên kết giữa doanh nghiệp với Trung tâm R&D, Trung tâm Đào tạo và Vườn ươm
Doanh nghiệp.
4. Cơ chế - chính sách
chung:
- Cơ chế giao vốn: xây
dựng kế hoạch, nhu cầu vốn cụ thể hàng năm theo tiến độ của các dự án để trình
UBND thành phố. Kiến nghị UBND thành phố giao kế hoạch vốn một lần vào đầu năm
theo kế hoạch xây dựng và phát triển KCNC hằng năm, đồng thời cho phép Phó Chủ
tịch UBND thành phố phụ trách KCNC được chủ động điều hòa vốn cho các dự án
thành phần trên cơ sở kế hoạch vốn hàng năm đã được Ủy ban nhân dân thành phố
duyệt giao.
- Nghiên cứu huy động vốn ngoài ngân sách theo quy định
để triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các phân khu chức năng: Khu Bảo
thuế, Khu Hỗ trợ, Khu Hậu cần, Khu quản lý – dịch vụ, Khu cây xanh – mặt nước
và Khu nhà ở cho người làm việc trong Khu Công nghệ cao 20,17 ha tại phường
Long Thạnh Mỹ, nhà xưởng xây sẵn cho thuê, Khu Trung tâm quản lý điều hành
(C1); Xây dựng các công trình dịch vụ: nhà hàng, y tế, nhà văn hóa công nhân,
khu thể thao, trạm trung chuyển rác thải, chất thải rắn.
- Hoàn thiện Quy chế tổ chức và hoạt động của BQL KCNC.
Kiến nghị UBND thành phố phân cấp, ủy quyền cho BQL KCNC được chủ động, chịu
trách nhiệm trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng, thu hút đầu tư và phát
triển CNC: là đầu mối kế hoạch ngân sách về khoa học công nghệ, được quyền chủ
động sử dụng đất cho hoạt động phát triển CNC theo các chương trình đã được
duyệt; cho phép BQL KCNC được áp dụng chính sách đặc biệt trong thu hút, sử
dụng và đãi ngộ người tài, chuyên gia về làm việc, cộng tác, tư vấn cho phát
triển CNC và KCNC.
- Xây dựng phương án và kiến nghị thành lập Quỹ đầu tư
phát triển công nghệ cao và thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trực
thuộc BQL KCNC.
- Kiến nghị Chính phủ tiếp tục ưu tiên cấp vốn hỗ trợ có
mục tiêu cho KCNC từ nguồn vốn ngân sách Trung ương theo tỷ lệ 30% như hỗ trợ
trong giai đoạn I để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn II và cho phép
phát hành trái phiếu để tạo nguồn tài chính.
- BQL KCNC huy động vốn thông qua các hình thức: BT, BOT,
PPP, giao đất chưa san nền (có hoặc chưa có hạ tầng) cho các nhà đầu tư,…; tạo
vốn trên đất đã có hạ tầng và đa dạng hóa nguồn lực huy động ngoài ngân sách để
đầu tư phát triển khoa học và công nghệ trong KCNC.
- Đề xuất Chính phủ áp dụng chính sách giảm 50% thuế thu
nhập cá nhân cho lao động làm việc trong KCNC (như đã áp dụng đối với Khu Kinh
tế mở).
- Tăng kinh phí xúc tiến đầu tư lên 800 triệu đồng/01 năm
nhằm tạo điều kiện đảm bảo công tác quảng bá hình ảnh KCNC đến với cộng đồng
thế giới và xúc tiến đầu tư mời gọi các dự án công nghệ nguồn trong nước, khu
vực và thế giới.
5. Chế độ đãi ngộ khác
(của Khu Công nghệ cao):
- Thực hiện xây dựng nhà ở tại dự án chung cư Phú Hữu,
quận 9 để tạo điều kiện góp phần giải quyết nhu cầu ở cho CBCC, người lao động
có nhà ở ổn định.
- Xây dựng và kiến nghị Thành phố cho phép thực hiện chế
độ trả lương thỏa đáng cho cán bộ quản lý nhà nước, người lao động làm việc tại
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (tối thiểu 3 lần lương cơ bản).
- Ưu tiên chế độ được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ đối với CBCC, người lao động làm việc
của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao; trong đó đặc biệt đối với lực lượng thanh
niên trẻ, có nhiệt huyết làm việc lâu dài, cống hiến cho Khu Công nghệ cao.
VII. ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
1. Liên kết với Đại học Quốc gia TP.HCM để hình thành các
nhóm nghiên cứu đủ năng lực để tiến hành nghiên cứu khoa học ứng dụng, trong đó
chú trọng đến các nhóm nghiên cứu trẻ.
2. Phối hợp trong nghiên cứu khoa học và công nghệ, xây
dựng quy chế phối hợp khai thác dùng chung nguồn lực của hai bên (cơ sở vật
chất, nhân lực).
3. Hình thành trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ, thành lập và phát triển tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ đặt tại
KCNC.
VIII.TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ban Quản lý Khu
Công nghệ cao báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch xây dựng và phát
triển giai đoạn II tầm nhìn đến năm 2020 và chủ trì, chỉ đạo tổ chức triển khai
thực hiện kế hoạch.
2. Các Phó Trưởng
ban phụ trách lĩnh vực theo phân công, chỉ đạo các đơn vị chủ trì nêu tại Mục
IV xây dựng kế hoạch chi tiết hằng năm, các giải pháp khả thi để triển khai
thực hiện đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu. Các phòng chức năng liên quan phối hợp,
hỗ trợ thực hiện.
3. Ban Quản lý Khu
Công nghệ cao sẽ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2013
– 2018 do Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao làm Trưởng ban và một số Phó
Trưởng ban là thường trực Ban Chỉ đạo. Hằng năm sơ kết kết quả thực hiện, tùy
tình hình thực tiễn và điều kiện triển khai sẽ xem xét, quyết định nội dung cần
thiết điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
BAN QUẢN LÝ KHU
CÔNG NGHỆ CAO.