Skip Ribbon Commands
Skip to main content

 

 
WEBSITE HỮU ÍCH
 
 
  • Lễ khởi công dự án Samsung HCMC CE Complex trong Khu Công nghệ cao
  • Một số hình ảnh cuộc thi Nét đẹp SHTP 2014
  • Một số kết quả hoạt động của Khu Công nghệ cao sau 12 năm thành lập - 24/10/2014
  • Làm chủ công nghệ để phát triển công nghệ cao (P1)
  • Làm chủ công nghệ để phát triển công nghệ cao (P.2)
  • Làm chủ công nghệ để phát triển công nghệ cao (P3)
  • Khóa container công nghệ RFID - Kết quả nghiên cứu giữa SHTPLabs và ICDREC
  • Chương trình Đối thoại chính sách: "Kinh nghiệm của Hàn Quốc về tài chính cho phát triển khoa học công nghệ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam" - P1
  • Chương trình Đối thoại chính sách: "Kinh nghiệm của Hàn Quốc về tài chính cho phát triển khoa học công nghệ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam" - P2
  • Chương trình Đối thoại chính sách: "Kinh nghiệm của Hàn Quốc về tài chính cho phát triển khoa học công nghệ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam" - P3
Thông tin BQLThứ 3, Ngày 31/05/2011, 10:20

Công nghiệp hỗ trợ yếu: Khó tăng tỷ lệ nội địa hóa trong doanh nghiệp FDI

Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã công bố kế hoạch tăng tỷ lệ nội địa hóa. Tuy nhiên, tính khả thi của các kế hoạch này xem ra không cao.


Các doanh nghiệp FDI rất muốn tìm kiếm nhà cung ứng tại Việt Nam, nhưng việc này còn là câu chuyện dài.

Công ty TNHH Juki Việt Nam (Nhật Bản), đặt tại Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM) đã công bố kế hoạch tăng tỷ lệ nội địa hóa lên trên 40% trong năm nay (thay vì 8% như trước), trong đó nguyên vật liệu và linh kiện do Công ty sản xuất tại Việt Nam chiếm 1/4, còn lại là đặt nguyên phụ liệu từ nước ngoài (Nhật Bản, Trung Quốc…) thông qua các đại lý hoặc công ty tại Việt Nam.

Lý giả về tỷ lệ này, ông Tsunoda Shinji, Tổng giám đốc Công ty Juki Việt Nam cho biết: “Dù không ít doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất được linh kiện, nhưng họ chưa đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, cũng như yêu cầu về chất lượng gia công cơ khí chính xác. Một số nhà cung ứng nội địa có khả năng đảm bảo về chất lượng sản phẩm, nhưng giá thành khá cao. Do phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu, nên giá thành sản xuất linh phụ kiện tại Việt Nam cao hơn hàng nhập từ các công ty khác trong tập đoàn, mặc dù giá nhân công tại Việt Nam khá thấp”.

Trong khi đó, một nhà đầu tư nước ngoài khác là Công ty TNHH Siemens Việt Nam cũng cho biết, hiện nay, 70% nguyên vật liệu để sản xuất thanh dẫn điện (tại nhà máy ở Bình Dương) do các doanh nghiệp Việt Nam cung ứng, 30% còn lại được nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, nhưng các nguyên vật liệu nhập khẩu đều có “tính phức tạp và độ chính xác cao”.

Nói về yêu cầu đối với việc chọn nhà cung ứng tại Việt Nam, ông Erdal Elver, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty TNHH Siemens Việt Nam cho biết, Siemens luôn đặt yếu tố chất lượng, đúng hẹn và giá thành lên hàng đầu.

Với Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam (RB Việt Nam), dù khá ưng ý với sản phẩm dây truyền lực biến đổi liên tục trong hộp số tự động của xe hơi được sản xuất tại Khu công nghiệp Long Thành, Đồng Nai (khánh thành vào tháng 4/2011), nhưng phải đến năm 2012, Công ty mới tiến hành nội địa hóa 100% các chi tiết cấu thành sản phẩm này.

Giải thích việc lựa chọn thời điểm đó, ông Võ Quang Huệ, Tổng giám đốc điều hành RB Việt Nam cho biết, muốn nội địa hóa một sản phẩm, các nhà sản xuất phải chuẩn bị tốt 3 yếu tố: con người, máy móc và nguyên vật liệu. Theo đó, khi còn ở nhà máy tạm, RB Việt Nam phải nhập khẩu hoàn toàn 2 chi tiết trên từ Nhà máy Tilburg (Hà Lan) và RB Việt Nam chỉ làm nhiệm vụ lắp ráp thành phẩm. Đến năm 2012, khi RB chuẩn bị tốt 3 yếu tố trên, đồng thời, dung lượng thị trường xuất khẩu lớn mạnh hơn, RB Việt Nam mới quyết định nội địa hóa 100% cho sản phẩm dây truyền lực.

Ông Huệ cho biết, do khách hàng của RB đều nằm trong khu vực châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc…) và số lượng đơn hàng ngày một tăng, nên việc nội địa hóa 100% sẽ kinh tế hơn nhiều so với việc nhập khẩu và chỉ làm nhiệm vụ lắp ráp. Được biết, năng lực sản xuất của Nhà máy tại Long Thành hiện nay đạt 1,6 triệu sản phẩm/năm và dự kiến sẽ tăng lên 2,3 triệu sản phẩm vào năm 2015.

Rõ ràng, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nhập siêu của khối doanh nghiệp FDI luôn cao là do nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu, linh kiện phục vụ cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam của các doanh nghiệp này rất lớn. Các doanh nghiệp FDI rất muốn tìm kiếm nhà cung ứng phù hợp tại Việt Nam để tăng tỷ lệ nội địa hoá, giảm nhập khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh, song đây vẫn là một câu chuyện dài, bởi ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam còn rất sơ khai, năng lực cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam kém do bị phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu.


Số lượt người xem: 94Bản in Quay lại
Xem theo ngày: