Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Navigate Up
Sign In

 

 
WEBSITE HỮU ÍCH
 
 
  • Lễ khởi công dự án Samsung HCMC CE Complex trong Khu Công nghệ cao
  • Một số hình ảnh cuộc thi Nét đẹp SHTP 2014
  • Một số kết quả hoạt động của Khu Công nghệ cao sau 12 năm thành lập - 24/10/2014
  • Làm chủ công nghệ để phát triển công nghệ cao (P1)
  • Làm chủ công nghệ để phát triển công nghệ cao (P.2)
  • Làm chủ công nghệ để phát triển công nghệ cao (P3)
  • Khóa container công nghệ RFID - Kết quả nghiên cứu giữa SHTPLabs và ICDREC
  • Chương trình Đối thoại chính sách: "Kinh nghiệm của Hàn Quốc về tài chính cho phát triển khoa học công nghệ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam" - P1
  • Chương trình Đối thoại chính sách: "Kinh nghiệm của Hàn Quốc về tài chính cho phát triển khoa học công nghệ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam" - P2
  • Chương trình Đối thoại chính sách: "Kinh nghiệm của Hàn Quốc về tài chính cho phát triển khoa học công nghệ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam" - P3
Thông tin BQLThứ 4, Ngày 01/06/2011, 10:25

Website thương mại điện tử: Sống nhờ vốn ngoại ()

Muốn tồn tại và phát triển, các website thương mại điện tử cần được đầu tư dài hơi và bài bản. Theo bình luận của ông Nguyễn Ngọc Điệp, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vật Giá, chủ sở hữu wesite thương mại điện tử vatgia.com, phần lớn các website thương mại điện tử tạo dựng được thương hiệu hiện nay đều có vốn đầu tư nước ngoài.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Hoà Bình, Tổng giám đốc Peacesoft, chủ sở hữu chợđiệntử.vn cho rằng, để vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu và phát triển tốt, các website thương mại điện tử phải dựa vào vốn đầu tư nước ngoài. Peacesoft hiện có tới 3 cổ đông nước ngoài là IDG, Soft Bank (Nhật Bản) và eBay (Mỹ), trong đó riêng eBay nắm giữ 20% cổ phần của Peacesoft.
Sở dĩ các website thương mại điện tử phải sống nhờ vốn nước ngoài, theo ông Điệp, là do trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường, các website thương mại điện tử cần phải được đầu tư dài hơi và đầu tư lớn, trong khi thời gian thu hồi vốn lại khá lâu. Thống kê của các chuyên gia trong ngành cho thấy, giá trị trung bình của một giao dịch thương mại điện tử chỉ khoảng 30 - 50 USD.
Ông Điệp tính toán, để hoạt động có lãi, một trang thương mại điện tử cần khoảng 2 - 3 triệu USD vốn đầu tư ngay từ ban đầu. “Trong giai đoạn 2007-2010, vatgia.com đã ngốn hết 3 triệu USD vốn đầu tư. Trong khi đó, doanh thu của vatgia.com trong năm 2010 chỉ khoảng 2 triệu USD. Để không phải sống bằng nguồn vốn đầu tư, vatgia.com đang đặt kỳ vọng doanh thu năm 2011 phải đạt mức 5 triệu USD”, ông Điệp cho biết.
Một lý do khác nữa được ông Điệp đưa ra là do việc thu ahút nguồn vốn trong nước cho lĩnh vực thương mại điện tử rất khó khăn. Vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp thương mại điện tử không đủ tài sản để thế chấp và ngân hàng cũng không mạo hiểm. Còn muốn thu hút vốn thông qua việc lên sàn, công ty phải làm ăn có lãi trong vòng 2 năm liền. “Điều mà các doanh nghiệp làm thương mại điện tử mong muốn nhất hiện nay là làm sao Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thu hút vốn từ thị trường trong nước”, ông Điệp cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoà Bình thì cho rằng, cần bao nhiêu vốn đầu tư để nuôi sống một website thương mại điện tử còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là sự đón nhận của thị trường. “Thị trường càng chậm đón nhận, càng ít chính sách hỗ trợ thúc đẩy từ Nhà nước thì con đường thành công càng xa”, ông Bình nói.
Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, thương mại điện tử phát triển sẽ đóng góp một phần đáng kể vào sự tăng trưởng của GDP. Chẳng hạn, tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, thị phần giao dịch online thường chiếm khoảng 4-7% GDP. Riêng tại Việt Nam, theo con số thống kê chưa đầy đủ, thương mại điện tử chỉ đóng góp khoảng 0,4-0,5% GDP.

Chính vì vậy, theo ông Điệp, còn rất nhiều việc phải làm, như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, đào tạo nâng ao ý thức người tiêu dùng... để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

 


Số lượt người xem: 95Bản in Quay lại
Xem theo ngày: