Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Navigate Up
Sign In

 

 
WEBSITE HỮU ÍCH
 
 
  • Lễ khởi công dự án Samsung HCMC CE Complex trong Khu Công nghệ cao
  • Một số hình ảnh cuộc thi Nét đẹp SHTP 2014
  • Một số kết quả hoạt động của Khu Công nghệ cao sau 12 năm thành lập - 24/10/2014
  • Làm chủ công nghệ để phát triển công nghệ cao (P1)
  • Làm chủ công nghệ để phát triển công nghệ cao (P.2)
  • Làm chủ công nghệ để phát triển công nghệ cao (P3)
  • Khóa container công nghệ RFID - Kết quả nghiên cứu giữa SHTPLabs và ICDREC
  • Chương trình Đối thoại chính sách: "Kinh nghiệm của Hàn Quốc về tài chính cho phát triển khoa học công nghệ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam" - P1
  • Chương trình Đối thoại chính sách: "Kinh nghiệm của Hàn Quốc về tài chính cho phát triển khoa học công nghệ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam" - P2
  • Chương trình Đối thoại chính sách: "Kinh nghiệm của Hàn Quốc về tài chính cho phát triển khoa học công nghệ và hàm ý chính sách đối với Việt Nam" - P3
Thông tin BQLThứ 2, Ngày 05/09/2011, 10:30

Phát triển nhanh ngành công nghiệp hỗ trợ: cần giải pháp quyết liệt hơn, căng cơ hơn (

Các chuyên gia cho rằng, ngành công nghiệp Việt Nam chưa phát triển cũng do bởi ngành công nghiệp hỗ trợ (Supporting Industries - SI) quá èo uột.
 Ngành sản xuất ôtô do các công ty liên doanh nắm giữ nhưng cũng chỉ ở dạng lắp ráp CKD và nhập hầu hết linh kiện ở nước ngoài. Ngành xe máy cũng tương tự. Các công ty trong nước chỉ mới cung cấp cho hai ngành này những sản phẩm như ghế ngồi, ống dầu, hệ thống điều hòa không khí, bộ lọc dầu, hệ thống phanh, giảm sốc, kính, đèn...

Ngành quan trọng

Nếu hình dung cấu trúc toàn bộ quy trình sản xuất một sản phẩm như một quả núi (hay đơn giản là một hình tam giác) thì các ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đóng vai trò chân núi, còn “công nghiệp lắp ráp” đóng vai trò đỉnh núi. Chân núi là những ngành sử dụng tất cả các kỹ thuật gia công cơ bản (đúc, dập, gò, hàn, cắt gọt, khoan đột, uốn kéo, cán ép, tạo hình, dệt lưới, in ấn bao bì...); gia công các loại vật liệu từ các loại kim loại, tới cao su, nhựa, gốm, gỗ và các loại vật liệu tổng hợp khác nhằm chế tạo ra các linh kiện, phụ tùng phục vụ lắp ráp. CNHT không bao hàm chế tạo vật liệu cơ bản (như các loại sắt thép, nguyên vật liệu thô). CNHT bao trùm nhiều lĩnh vực, không chỉ riêng phục vụ sản xuất ô tô, xe máy mà vô số các loại sản phẩm cơ khí, điện, điện tử khác. Không có CNHT, công nghiệp lắp ráp sẽ không thể tồn tại.

Theo quyết định về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/2/2011: “Ngành CNHT là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”. Trong mô hình lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, CNHT được xem là một trong 4 yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của quốc gia.

Ngày nay việc cạnh tranh giữa các nền kinh tế đang phát triển để thu hút FDI đã dẫn đến một cuộc chạy đua về ưu đãi đầu tư, trong đó các ngành CNHT tự nó đã trở thành sự khích lệ quan trọng cho sự thu hút đầu tư nước ngoài. Trong sự phát triển lâu dài của các nền kinh tế đang phát triển, xây dựng CNHT là một bước quan trọng trong việc xây dựng các ngành công nghiệp khác. Xây dựng các ngành CNHT cho phép các nền kinh tế đang phát triển tiếp thu được công nghệ và các doanh nghiệp tích lũy, huy động các nguồn lực này trong quá trình phát triển.
Thực trạng èo uột

Câu chuyện thất bại chiến lược nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là minh chứng rõ nhất cho thấy ngành CNHT nước ta phát triển không như mong muốn. Sau hơn 10 năm hoạt động, tỷ lệ nội địa hóa của ngành ô tô rất thấp, cao nhất là Honda Việt Nam cũng chỉ đạt 10%, kế tiếp là Toyota Việt Nam (7%). Các công ty ô tô còn lại chỉ đạt 2 - 4%. Có trên 60 DN sản xuất phụ tùng phục vụ công nghiệp ô tô tại VN, song phần lớn có quy mô đầu tư nhỏ. Tổng giá trị tài sản của mỗi DN không quá 20 tỷ đồng, với sản phẩm chủ yếu là các linh kiện giản đơn, hàm lượng công nghệ cao còn ít và có giá trị thấp trong cơ cấu nội địa hóa sản phẩm.

Việt Nam hiện vẫn còn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu, phụ tùng, sản xuất các sản phẩm cần nhiều lao động. Các sản phẩm chất lượng cao đều do các công ty nước ngoài đảm nhiệm, trong khi các sản phẩm của các DN trong nước chỉ cung cấp cho thị trường tiêu dùng nội địa. Nguyên nhân là các DN trong nước chưa đủ tự tin hoặc năng lực để thực hiện những yêu cầu về tính năng nâng cao, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng, dịch vụ, tốc độ... CNHT của nước ta mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của các công ty nước ngoài đang sản xuất tại Việt Nam.

Khi CNHT không phát triển, các DN lắp ráp không thể mở rộng sản xuất vì họ không có lợi thế về chi phí. Nhưng khi các doanh nghiệp lắp ráp vẫn còn hoạt động với quy mô nhỏ, thì sẽ không có nhà cung cấp linh kiện nào đầu tư hay mở rộng sản xuất. Cái “vòng luẩn quẩn” này chỉ có thể được phá vỡ bởi các chính sách mạnh mẽ, tập trung vào việc mời gọi các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất linh kiện.

Các giải pháp

Theo quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, phát triển loại hình công nghiệp này được tập trung vào 5 nhóm ngành cơ bản là điện tử - tin học; dệt may; da giày; sản xuất và lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo. Trong đó, với ngành điện tử tin học, việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao được coi là trọng tâm, tạo tiền đề thu hút đầu tư từ các đối tác chiến lược như Nhật Bản, Mỹ.

Với CNHT ngành dệt may, sẽ hình thành 3 trung tâm nguyên phụ liệu dệt may ở cả 3 miền. Đến năm 2015, các sản phẩm xơ, sợi tổng hợp đáp ứng 50%, đến năm 2020 đáp ứng 80% nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu sau năm 2020.

CNHT cho sản xuất và lắp ráp ô tô, trước mắt Việt Nam sẽ tập trung lắp ráp các sản phẩm chính là xe tải, taxi vận chuyển hành khách nhiều chỗ ngồi, nội địa hóa các chi tiết chức năng của hệ động lực, động cơ... Giai đoạn 2010 - 2020 sẽ xuất khẩu một số sản phẩm CNHT ô tô, tỷ lệ nội địa hóa 60%.

Còn với CNHT phát triển ngành cơ khí, quy hoạch phát triển cũng xác định: đến năm 2010, ngành CNHT cơ khí chế tạo phải đáp ứng được 50% nhu cầu nội địa về phôi đúc, rèn và chi tiết quy chuẩn; đến 2020 đạt khoảng 75% với chất lượng đạt tương đương khu vực. Để thúc đẩy quá trình này, trước mắt cần tập trung vào 3 nhóm giải pháp là: tạo dựng môi trường đầu tư; khuyến khích các DN phát triển sản xuất, kinh doanh; phát triển hạ tầng cơ sở và liên kết DN. Trước mắt cần thu hút các DN nước ngoài đầu tư, sau đó sẽ chuyển giao kỹ thuật cho các DN Việt Nam...

PGS. TS. Phạm Ngọc Tuấn - KS. Nguyễn Phi Trung

 


Số lượt người xem: 97Bản in Quay lại
Xem theo ngày: